Tin tức & sự kiện

Bất động sản du lịch – nghỉ dưỡng: Đang chuyển dịch đầu tư từ biển lên núi

Những năm gần đây, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng đang chứng kiến sự chuyển mình trong xu hướng đầu tư của các ông lớn. Từ tập trung phát triển dự án ven biển, các doanh nghiệp lớn đang dần chú ý nhiều hơn đến loại hình “bất động sản nghỉ dưỡng hướng núi” và nhận định đây là trọng điểm đầu tư trong thời gian tới. Theo đánh giá của các chuyên gia, BĐS nghỉ dưỡng núi với tiềm năng vô cùng lớn nhưng lại chưa được khai thác nhiều. Sự hấp dẫn của phân khúc này ngoài các lợi thế về tự nhiên, văn hóa lịch sử thì còn là nét đẹp bản sắc văn hóa vùng miền. Đây sẽ là một lĩnh vực hấp dẫn đầu tư trong thời gian tới và nếu khai khác tốt sẽ không thiếu khách.

Hoà mình cùng thiên nhiên – Ưu điểm nổi bật của du lịch hướng núi

Tình hình thị trường bất động sản nghỉ dưỡng

Để hiểu rõ hơn nguyên nhân của sự chuyển hướng này, trước hết ta cần hiểu rõ thông tin mặt bằng chung của phân khúc thị trường này. Việt Nam được thiên nhiên ưu ái với 3,260km đường bờ biển với nhiều đảo và quần đảo xinh đẹp. Đây là nền móng lý tưởng để phát triển các dự án nghỉ dưỡng ven biển tại các thành phố duyên hải nổi tiếng như Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu hay huyện đảo Phú Quốc. Tuy nhiên sau nhiều năm được đầu tư, quỹ đất nền ven biển ngày càng khan hiếm, dẫn đến nguồn cung của các dự án cũng tụt giảm theo. Tốc độ tăng trưởng của bất động sản nghỉ dưỡng ven biển cũng theo đó mà chững lại. Việc chuyển hướng đầu tư sang bất động sản nghỉ dưỡng hướng núi là một hướng đi đúng đăn và khôn ngoan, không chỉ giúp giải quyết vấn đề nguồn cung mà còn giúp đa dạng hóa sản phẩm cho thị trường phân khúc nghỉ dưỡng, tạo điều kiện cho ngành du lịch Việt Nam phát triển.

Phong cảnh thiên nhiên hùng vỹ

Ưu thế và hạn chế khi phát triển bất động sản nghỉ dưỡng ven núi

Nước ta sở hữu nhiều tiềm năng và lợi thế về thiên nhiên và địa lý, khí hậu nhiệt đới phù hợp với nguồn tài nguyên động, thực vật phong phú, quý hiếm. Đây là cơ sở để hình thành và phát triển du lịch sinh thái, giúp du khách vừa được thư giãn, nghỉ ngơi; vừa có cơ hội tìm hiểu, hòa hợp với thiên nhiên. Về tốc độ tăng trưởng giá trị, bất động sản nghỉ dưỡng hướng núi có chiều hướng tăng nhanh hơn so với người bạn nghỉ dưỡng ven biển. Sự chênh lệch trên biểu đồ tăng giá của hai phân khúc một phần là do sự chênh lệch từ số lượng nguồn cung. Hiện tại thị trường phân khúc ven biển cả nước sở hữu hàng ngàn sản phẩm với nhiều siêu dự án nổi bật tại các thánh phố lớn như Đà Nẵng, Nha Trang hay huyện đảo Phú Quốc. Trong khi đó, số lượng căn hộ khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng hướng núi luôn nằm trong danh sách “hàng hiếm” khi chỉ cung ứng vài trăm đến tối đa vài ngàn căn.

Lý do cho hạn chế nguồn cung chủ yếu bắt đầu từ các khó khăn và thử thách mà chủ đầu tư phải đối mặt như: chi phí xây dựng lớn, thiết kế mỗi sản phẩm phức tạp – tùy biến dựa vào địa thế chứ không thể rập khuôn như sản phẩm hướng biển, những vị trí đẹp hướng núi luôn thử thách khả năng giới hạn của con người để tìm thấy và chinh phục. Tuy nhiên, bất động sản nghỉ dưỡng núi không phải là “sân chơi” cho tất cả mọi người. Chi phí để đầu tư xây dựng một dự án trên núi thường nhân hệ số 1,5 trở lên tuỳ thuộc vào địa hình và hạ tầng xây dựng do phải đòi hỏi trình độ thiết kế, xây dựng kết cấu độc lạ, bền vững trên địa hình hiểm trở… Chính vì chi phí đầu tư cao hơn mặt bằng chung các sản phẩm nghỉ dưỡng khác, bđs nghỉ dưỡng ven núi có thể nói là sân chơi của các ông lớn bất động sản, các nhà đầu tư nhỏ lẻ thường sẽ ngập ngừng chùn bước và chọn các phân kh1uc thị trường khác.

Biệt thự Sakana – Tuyệt tác giữa khoảng trời riêng

Mỗi dự án nghỉ dưỡng ven núi đều thể hiện được sự hiếm có và độc nhất về giá trị, mang đến tiềm năng hấp dẫn và lợi nhuận cực lớn cho nhà đầu tư. Việc hệ thống cơ sợ hạ tầng, giao thông ngày càng được chú trọng đầu tư và hoàn thiện, cùng tiềm năng du lịch chưa được khai thác hết sẽ là những đòn bẩy giúp bất động sản nghỉ dưỡng hướng núi trở thành tâm điểm của giới đầu tư trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm

098 222 8778